Làm sao biết gà đá có cựa hay không là thắc mắc chung của khá nhiều anh em khi mới bắt đầu nuôi gà. BJ88 sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết cựa gà trong bài viết dưới đây để thuận tiện hơn trong quá trình mua gà, đảm bảo không bị lừa gạt.
Giải đáp làm sao biết gà đá có cựa hay không
Nhiều người thường nhầm lẫn chân gà với cựa, gà nhiều chân thì cho rằng gà nhiều cựa. Trên thực tế, cựa khác với chân, có những con gà có hơn chục ngón chân mọc ra nhưng không phải là cựa. Chính vì thế loài gà 9 cựa cực kì hiếm gặp và không dễ dàng tìm mua.
Theo TS Võ Văn Sự, Trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và Đa dạng sinh học, Viện Chăn nuôi Việt Nam thì hầu hết các giống gà ở nước ta đều có 4 ngón. Tất nhiên, cũng có một số giống gà đặc biệt có 5, 6 ngón.
Gà 5 ngón (ngũ trảo) bao gồm: Gà ác, gà thái hòa, quý phi của Trung Quốc (Đặc điểm chung của các giống gà này là có xương, thịt, phủ tạng màu đen). Gà 6 ngón (lục trảo) được nuôi nhiều ở tỉnh Lạng Sơn, các ngón của gà tương đối dài.
Tại một số vùng núi Bắc Bộ, có xuất hiện các giống gà có từ 6 đến 8 ngón chân. Các ngón phụ thường bé, ngắn và nằm sát với nhau nên khiến nhiều người lầm tưởng đó là cựa và nghĩ nó là loài gà 9 cựa trong truyền thuyết.
Nếu bạn đang thắc mắc làm sao biết gà đá có cựa hay không thì hãy quan sát thật kỹ đôi chân của gà. Các ngón chân gà sẽ giúp gà di chuyển, cào bới, bấu vào cây. Nếu phần “ngón chân” thừa ra không thể đảm nhiệm nhiệm vụ ấy thì có thể coi là cựa gà.
Cựa gà đá tuy nhỏ nhưng có võ, chúng cứng và sắc bén, giúp gà tấn công và hạ gục đối thủ. Chính vì thế, khi chọn lựa gà đá để huấn luyện đa phần các sư kê sẽ quan sát thật kỹ phần cựa gà.
Các dạng cựa có võ của gà đá
Sau khi giải đáp được câu hỏi làm sao biết gà đá có cựa hay không bạn phải học cách soi cựa để chọn gà đá. Bạn có thể lựa chọn những chiến kê sở hữu các loại cựa nổi bật sau:
- Cựa kim: Gà sở hữu cựa nhỏ và thon nhưng đâm dễ trúng.
- Cựa chỉ địa: Đây là loại cựa xấu – vô hiệu, chỉ khi nào gà có vảy huyền châm – công tự hỗ trợ thì mới hữu hiệu.
- Cựa sưu siêu đao: Gà sở hữu cựa ngoắt chéo mũi ra phía sau.
- Cựa song đao: Gà sở hữu cựa cong như cặp đao, ở hai bên đóng y như nhau, chỉ cần đâm đối thủ là trúng không sai chạy.
- Cựa gà Giao chỉ: Gà sở hữu hai cựa giao gác chéo nhau.
- Cựa tam cường: Trên cựa gà có một vảy to, ở dưới cựa cũng có một vảy to, loại gà chiến này đâm bách phát bách trúng.
- Cựa độc đinh: Gà sở hữu cựa nhỏ như hộp bắp, thường rung rinh như dính ngoài da của gà. Trường hợp hai là gà sở hữu cựa có ba chấm mọc ra, đầu nhọn như móng cọp, cựa này hễ đâm trúng đối thủ thì đau vô cùng.
- Cựa thượng áp hạ: Từ cựa tới ngón thới của gà nổi lên ba bốn vảy nhỏ chấm tròn, ở trên to ở dưới nhỏ, đây là tướng gà đá đòn cộc.
- Cựa lục đinh: Ở trên và dưới cựa gà có nổi lên hai cái cựa nhỏ, thường rung rinh như cục thịt thừa, loại cựa này chỉ có gà quý mới có.
- Cựa giầy: Gà sở hữu cựa không cứng mà vừa mềm vừa rung rinh như không dính chặt vào gân cốt. Nhiều người lầm tưởng đây là giống gà bỏ đi nhưng thực chất chúng có biệt tài riêng, được rất nhiều người tìm nuôi
Có giống gà nào không mọc cựa hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thắc mắc làm sao biết gà đá có cựa hay không. Trên thực tế, dòng gà đòn thường không có cựa. Ki quan sát bạn sẽ thấy gà có chân trơn, không cựa hoặc cựa mọc không dài, chỉ nhú lên vừa như hạt ngô. Do không có cựa nên khi ra sân gà chủ yếu đá đòn và dùng quản, bàn chân là chính.
Tuy không có cựa nhưng gà đòn có sức chiến đấu cực tốt. Những pha quất bàn chân của dòng gà này tràn trề sức mạnh, có khả năng hạ đối thủ nhanh chóng. Chính vì thế, dòng gà này vẫn được các sư kê ưa chuộng và mua về đào tạo.
Cách xử lý cựa gà khi tham gia thi đấu
Cựa dài quá cũng không tốt, cựa ngắn quá cũng không hay. Chính vì thế, các sư kê thường tìm rất nhiều cách để điều chỉnh độ dài cựa gà đúng như mong muốn, đảm bảo cựa sẽ trở thành vũ khí sắc bén mỗi khi ra sân.
Đối với những chú gà có cựa ngắn thì sư kê có thể khiến cựa dài nhanh bằng cách dùng thuốc mọc cựa gà. Đối với gà có cựa quá dài thì sư kê sẽ tiến hành cắt hoặc mài cựa gà đá.
Quá trình cắt, mài cựa gà chọi cần có hai người, một người giữ gà, một người thao tác cắt, mài. Bạn cần chuẩn bị sẵn liềm, dao hoặc thanh sắt mỏng cạnh bếp than. Bạn cho dụng cụ vào bếp than nung đỏ và dí vào phần cựa muốn cắt bỏ hoặc dí xung quanh để mài cựa gà chọi. Cuối cùng bạn sẽ thu được phần cựa như ý muốn.
Tổng kết
Qua bài viết này, bạn sẽ biết làm sao biết gà đá có cựa hay không, cách chọn gà có cựa tốt. Sau khi chọn được giống gà tốt, bạn cần chăm sóc, đào tạo gà cẩn thận để có được chiến kê dũng mãnh, có khả năng thắng cao trong các trận đấu.