Gà đá về đi tập tễnh do đâu, cách xử lý phù hợp

Gà đá về đi tập tễnh là nỗi lo của rất nhiều sư kê bởi lẽ đôi chân là vũ khí đáng gờm của chiến kê. Gà chiến có thể sử dụng chân để tung ra nhiều đòn đá, thế đá hiểm hóc đánh bại đối phương. Bài viết dưới đây từ BJ88 sẽ giúp bạn phát hiện nguyên nhân khiến gà bị đau chân và cách xử lý phù hợp.

Gà đá về đi tập tễnh do đâu?

Chân là vũ khí quan trọng của chiến kê, nếu chân có vấn đề chiến kê sẽ không thể ra sân ở trận đấu tiếp theo. Sau khi trận đấu kết thúc, nếu bạn thấy chiến kê đi tập tễnh thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như:

Gà bị chấn thương do thi đấu

  • Gà vần đòn, vần hơi quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe, sưng cụm bàn chân. 
  • Gà bị đối thủ ra đòn, làm tổn thương đôi chân.
  • Gà không tiếp đất chuẩn khi nhảy từ trên cao xuống, khiến bàn chân tổn thương.
  • Gà bị lạnh chân, vi khuẩn xâm nhập do sưng phồng chân.
  • Gà bị thương sau trận đấu nhưng không được xử lý đúng cách, khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Gà mắc bệnh về chân

  • Lậu đế: Chiến kê bị thối đế, vỡ đế, nứt đế, nhẹ thì bị chai sần, nặng thì lở loét 1 phần hoặc toàn bộ đế. Bệnh lậu đế xảy ra khi gà tiếp đất quá mạnh trong khi đá hoặc do bị vật sắc nhọn đâm phải đế. Ngoài ra, khi gà đá cát, bị tổn thương khi nuôi trên sân bê tông cứng, sân sắt, lồng sắt thì cũng có thể mắc bệnh lậu đế.
  • Tụ huyết trùng gia cầm thể mãn tính: Khi mắc phải căn bệnh này, chiến kê sẽ gầy gò, phần mào và tai tích bị sưng, thủy thũng, viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, gà còn bị tiêu chảy, phân có màu vàng, viêm màng não mãn tính, rối loạn hệ thần kinh. 
Gà đá về đi tập tễnh do đâu?
Gà đá về đi tập tễnh do đâu?

Gà đá về đi tập tễnh xử lý thế nào?

Tùy theo tình trạng của gà mà bạn có thể sử dụng phương pháp xử lý phù hợp, cụ thể:

Cách chữa gà bị thương nên đi tập tễnh

Sau khi thi đấu sau, chân gà bị thương thì bạn có thể xử lý như sau: 

  • Cách 1: Bạn dùng miếng cao dán salonsip hạ sốt cho trẻ đem dán quanh chân gà, sau đó dùng băng keo buộc lại, cứ 12 tiếng lại thay một lần, duy trì trong 3 – 5 ngày. 
  • Cách 2: Bạn dùng vải cotton thấm nước rồi quấn quanh chân gà (không buộc quá chặt). Mỗi ngày bạn tưới nước mát từ 6 – 10 lần vào chân, duy trì 3 – 4 ngày liên tục. 
  • Cách 3: Bạn dùng rượu thuốc để bôi trực tiếp lên chân rồi dùng tay om bóp cho chân gà. Nên tiến hành liên tục trong 2 – 3 ngày để giảm đau cho chiến kê.

Cách chữa chiến kê sưng cụm bàn chân chọi

Mỗi kỳ vần hơi, vần đòn nên tiến hành vừa phải, sau khi vần phải cho gà nghỉ ngơi  bằng cách ngâm chân gà chiến vào trong nước lạnh từ 15 – 20 phút. Việc ngâm chân này  giúp các gân, cơ được thoải mái, tránh tình trạng bị sưng, tác dụng tương tự nư việc massage.

  • Khi cụm bàn chân bị sưng nhẹ: Bạn nhốt gà vào chuồng kín, trải cát mịn dày trong chuồng nuôi. Sau đó bạn cho gà uống thuốc Alpha Choay chống phù nề chân 2 viên/ lần, trung bình 1 ngày/2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho gà uống thuốc R-Cin chuyên dùng để trị sưng cụm chân, cho gà uống 1 viên/lần, một ngày uống 2 lần vào sáng và tối. Nên cho gà uống thuốc kháng sinh từ 5 – 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi. 
  • Khi cụm bàn chân bị sưng nặng: Bạn nên dùng thuốc tiêm hiệu quả cao như: Gentamicin 80mg/2ml, Lincomycin 600 mg/2ml, Dexamethasone 4mg/1ml, mỗi tuần tiêm 2 – 3 lần. Bạn có thể kết hợp ngâm chân gà vào nước ấm thảo dược để giảm sưng. 
Cách chữa chiến kê sưng cụm bàn chân chọi
Cách chữa chiến kê sưng cụm bàn chân chọi

Cách chữa chiến kê bị phồng chân, lạnh chân 

  • Gà bị phồng hơi: Bạn dùng một vật sắc nhọn, khử trùng trên ngọn lửa rồi đâm một lỗ nhỏ tại vị trí da bị phồng, đẩy hết khí ở bên trong ra ngoài. 
  • Gà bị lạnh chân: Bạn om bóp rượu thuốc với nguyên liệu gồm: Gừng tươi băm nhỏ, muối ăn, lá đinh, lá lốt cả thân và lá, xuyên khung và long não đem đun sôi cùng 3 – 5 lít nước, để nguội ngâm chân gà. Mỗi ngày cho gà ngâm 30 – 40 phút, cứ 3 – 4 ngày thay nước thuốc 1 lần, thời gian ngâm kéo dài từ 10 – 14 ngày sẽ có hiệu quả.

Cách chữa gà đá về đi tập tễnh do sưng khớp chân

Bạn nên chủ động sử dụng vacxin phòng bệnh gà bị sưng khớp, tránh các biến chứng về sau. Còn nếu gà bị sưng rồi thì dùng ENROFLOXACIN hoặc DOXYCILLIN + TYLOSIN liều lượng 1 lần/ngày, cần uống liên tục trong 7 ngày. Có thể cho gà uống chất điện giải GLUCO C + VITAMIN tổng hợp liên tục trong 3 – 5 ngày, kết hợp sát trùng chuồng nuôi.

Bên cạnh đó, bạn có thể cho chiến kê dùng TYLOVET pha với nước uống, tỉ lệ 1 – 1,2g/ lít trong 3 – 5 ngày. Kết hợp sử dụng thêm ORESOL – GLUCO để đạt hiệu quả cao.

Cách chữa chiến kê bị lậu đế

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bạn dùng vôi bột trộn với nền cát ở trong chuồng nuôi nhốt theo  tỉ lệ là 1 : 5, một thời gian sau, bệnh sẽ biến mất.

Nếu gà nòi bị lậu đế nặng mức độ vừa, ăn sâu lên da và thịt thì bạn có thể: 

  • Tiến hành trộn vôi bột vớt cát như phương án trên.
  • Dùng nước ấm pha loãng cùng một ít muối, một ít phèn chua để ngâm chân gà hàng ngày, thời gian ngâm từ 30 – 60 phút.
  • Khoảng 3 ngày dùng tay hoặc nhíp nhổ phần bã ra dần dần, tuyệt đối không bóc sâu vào bên trong, tránh làm gà chảy máu, tổn thương. 

Trường hợp gà bị lậu đế quá nặng, phần đế đã vỡ ra, lở loét thì bạn có thể xử lý như sau: 

  • Dùng dao sắc nhọn, khử trùng trên lửa rồi đem mổ phần chân đế ra, sau đó loại bỏ hết phần bã bên trong.
  • Rửa sạch chân gà bằng oxy già.
  • Băng lại chân bằng bông gòn và băng keo.
  • Hàng ngày bạn cần thay rửa vết thương, dùng oxy già hoặc cồn sát trùng.
  • Bổ sung thêm 1 viên Alpha choay + viên nhộng lao + 1 viên long huyết PH + ½ viên Cadicelox 200 cho chiến kê uống 2 lần vào sáng và chiều. Buổi trưa nên cho gà uống thêm 1 ống men tiêu hóa Enterogermina để tránh việc gà bị rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng sức đề kháng cho gà.
  • Sau khi khỏi thì dán miếng cao tan cho gà.
  • Thời gian tiếp theo, bạn dùng nước ấm pha muối và phèn chua ngâm chân gà hàng ngày đến khi khỏi hẳn. 
Cách chữa chiến kê bị lậu đế
Cách chữa chiến kê bị lậu đế

Tổng kết

Sau khi trận đấu kết thúc, bạn cần theo dõi xem gà đá về đi tập tễnh hay không. Nếu có, bạn phải tìm hiểu xem đau là nguyên nhân khiến gà đau và đưa ra cách xử lý phù hợp. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc chữa trị vết thương thì có thể đem gà đến cơ sử thú y uy tín. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *